Tổng hợp các cách trồng lan tại nhà hiệu quả
Hiện nay có 3 cách trồng lan chính đó là: trồng treo, trồng trên thân cây và trồng trong chậu. Chủ yếu đều được áp dụng rất nhiều trong việc nuôi trồng để làm cảnh khoe sắc góp phần làm đẹp không gian. Việc lựa chọn phương pháp trồng phục thuộc vào từng giống lan, điều kiện người trồng và mục đích trồng. Hãy cùng vườn phong lan tham khảo một số cách trồng lan đơn giản ngay tại nhà nhưng đem lại hiệu quả cao trong quá trình phát triển của lan.
1. Cách trồng lan trong chậu
Đây là cách trồng phổ biến nhất với người yêu lan ở khu thành thị vì tính tiện dụng như có thể mang đi trưng bày ở phòng khách, bán hay làm quà tặng mà không ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của nó. Trồng lan trong chậu thì đòi hỏi phải có những bước chuẩn bị hết sức cẩn trọng để phong lan có thể sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Cách trồng này phù hợp với hầu hết các loại lan vì khả năng giữ ẩm cho cây và thoáng cho rễ
Thường được trồng trong các loại chậu như: chậu gỗ, chậu nhựa, chậu đất nung. Trồng lan trong chậu đất nung là một trong những cách phổ biến nhất hiện nay được sử dụng tại các vườn lan hoặc tại nhà. Kích thước chậu tùy theo loại hoa lan
Chất trồng để đưa vào chậy gọi là giá thể, tùy thuộc và điều kiện và quy mô của vườn, chủ yếu là cho rễ cây lan bám vào và giữ độ ẩm cho cây sinh trường và phát triển. Hiện nay, chất trồng được sử dụng phổ biến nhất là:
- Than gỗ
- Gạch nung già
- Dớn
- Xơ dừa
- Vỏ cây (Đặc biệt là vỏ cây thông)
Theo các nhà nuôi trồng lan và một số tài liệu thì chất trồng lan bằng than gỗ, gạch nung già và vỏ thông là tốt nhất.
Cây lan trồng vào chậu có thể là lan con gieo từ hạt giống và lan từ việc nuôi cấy mô. Hoặc cây lan được tách từ các bụi lan khác nhugw lan trừng tự nhiên hoặc các chậu lan khác
Đối với cây lan con
Đối với cây lan con trong ống nghiệm (gieo hạt hoặc cấy mô) cây lan con trong các chai gieo cấy khi mọc được hai lá rễ tốt, có thể chuyển ra ngoài trồng vào chậu chung.
- Trước khi trồng vào chậu chung, cây lan con từ trong chai lấy ra được,
- Bỏ vào trong chậu nước để rửa những vật bám vào rễ.
- Sau đó hòa nửa thìa cà phê phân bón vào chậu nước để lan con về sau phát triển tốt hơn.
Đối vưới cây lan tách chiết
- Chọn chậu đất nung kích thước phù hợp (cỡ chậu lớn 15-17cm) có nhiều lỗ thoáng rửa sạch, khử trùng.
- Cho chất trồng to vào đáy chậu bằng cách gác chéo để cho đáy chậu trống một phần tư thể tích chậu.
- Sau đó cho chất trồng vừa ở giữa và nhô lên trên cho đến khi cách miệng chậu khoảng 2cm.
- Gắn cọc ty vào mép chậu khi trồng lan đa thân và vào giữa khi trồng lan đơn thân để giữ cây khi cáy chưa bén rễ bám vào chậu.
- Buộc cây lan vào cọc to và có thể phủ lên lớp mặt một lớp sợi đớn, xơ dừa vụn.
- Để chậu lan vào nơi mát mẻ, độ ẩm cao, ánh sáng phù hợp, đặt lên sạp hoặc treo trong các vườn có thiết kế giàn che thông thường phù họp với loài lan trổng.
2. Cách trồng lan trên thân cây
Với cách trồng này lại được phân ra thành hai loại là thân cây sống và thân cây chết.
Trồng trực tiếp lên thân cây sống
Cây lan trồng trên cây sống mục đích đích để tạo dựng nên cảnh đẹp thiên nhiên ở các vườn hoa, vườn bách thú, các khu dich tích lịch sử, các nơi danh lam thắng cảnh và các vùng du lịch hay đơn giản là trồng ở nhà để tăng thêm vẽ đẹp cho ngôi nhà bạn. Với cách trồng này thì không phải hoa lan nào cũng có thể sống cũng như phát triển tốt được.
Khi trồng phải chú ý lựa chọn loại cây gỗ mà cây hoa lan có thể sinh sống và sinh trường phát triển tốt như:
- Cây sao hay còn gọi là cây giá tị giả – Berrya mollis
- Cây sao – Hopea Odorata
- Cây me chua – Tamarindus indica
- Cây vú sữa – Chrysophyllum Cainnito
- Cây vừng – Careya Arorea
Ngoài Bắc lan có thể được ghép lên cây nhãn, cây lộc vừng, cây cau, cây xoài ... (theo một số người trồng lan thì những cây không cho nhựa trắng là có thể ghép được)
Một điểm bạn cần lưu ý với kiểu trồng này chính là bạn phải chú ý đến giờ chiếu sáng đối với điểm trồng lan, vì những cây có tán cây to sẽ che khuất thân. Quá trình trồng phải chú ý đến tán cây nếu cần thiết có thẻ tỉa cành để tạo điều kiện đủ ánh sáng phù hợp với loại lan được trồng; vị trí trồng thường là hướng Đông để cây được chiếu sáng sớm hơn
Trồng lan trên thân cây chết
Cách trồng lan này chủ yếu được sử dụng để trang trí ở những vườn hoa, nội thất, sân vườn,… Trong các loại cây thì vú sữa chính là loại cây thường được ưa chuộng nhất để thực hiện cách trồng này.
- Chọn các cây gỗ có đường kinh từ 20 – 30 cm (không được bóc vỏ ra)
- rồi bó các nhánh lán vào thân gỗ được cắt,
- chăm tưới kỹ càng cho đến khi cây lan bén rẽ bám vào thân gỗ.
- Sau đó chăm tưới nước thông thường.
Phương pháp này áp dụng tốt cho những giống hoa phong lan như Dendrobium, Cattleya, Ascocenda, các loại lan thuộc dòng giáng hương, đai châu, vũ nữ….
3. Trồng lan treo giàn
Có một số giống lan như Vanda, Assocentrum, người ta có thể trồng nguyên cây bằng cách buộc dây ở ngang thân rồi treo lên giàn, không cần phải dùng đến chậu, không dùng chất trồng (giá thể) nhưng cây phải được treo ở nơi có độ ẩm cao.
Cách trồng lan treo nguyên cây này có thể được trồng nhiều cây trên 1 đơn vị diện tích và không quá tốn kém khi trồng như chi phí để mua các chậu, đất trồng. Ngoài ra giúp hạn chế sâu bệnh và cây lan sinh trưởng, phát triển tốt.
Điều kiện trồng này đòi hỏi phải luôn có đọ ẩm cao hơn và phải ổn định để cây không bị cuốn lá. Hợp với các dòng lan ưa sự thông thoáng của rễ, cây cần nhiều nắng và gió. Cách trồng này chỉ áp dụng ở những giống lan có độc trụ, cụ thể như Vanda Ascocentrum, Ascocenda, một vài cây lai của dòng giáng hương…
4. Trồng thành luống
Trồng thành luống là trồng với số lượng nhiều và chủ yếu là các loài lan cắt cành, các loài lan này phát triển mạnh về chiều cao nên trồng trong chậu sẽ không thuận lợi. Các giống lan thường trông thành luôn như: Renanthera, Vanda,… Đây là phương pháp trồng được một số nhà vườn kinh doanh lan sử dụng
Xem thêm