Sán lá
Có rất nhiều loại sán lá hại lan, thường thấy có nhện đỏ, nhện có thân nhỏ, màu nâu đỏ hoặc da cam. Chúng dùng vòi nhọn hút chất dinh dưỡng ở giữa phiến lá, làm cho tế bào trong phiến lá bị khô, hoại tử, đồng thời gây ra mất cân bằng trao đổi chất như nước trong cây, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển bình thường của cây, hơn nữa truyền vi khuẩn và virus gây bệnh sán lá cho cây. Trong môi trường nhiệt độ cao và khô hanh, nhện đỏ sinh sôi nhanh chóng, năm ngày có thể sinh ra một thế hệ, số lượng đặc biệt nhiều, tác hại nghiêm trọng. Sán lá là một trong những loại sâu hại lớn trên hoa lan.
Xem thêm
Phòng bệnh:
- Con cái trưởng thành thường trú đông trong các kẽ lá, cuống giả hành khô héo, dưới lá rụng, vì thế vào mùa đông cần dọn dẹp nơi trồng lan sạch sẽ, dọn lá khô, như vậy có thể giảm đi nơi trú ngụ qua đông của nhện.
- Giữ môi trường thoáng gió, độ ẩm trên 40%, thường xuyên phun nước vào lưng lá, những cách này có thể hạn chế sự sinh sôi của chúng.
- Trước khi nhện cái ẩn nấp tránh đông, ta lấy một mẩu giấy nhỏ quết dầu dính lên, buộc trên phần cuối cành lan, tỷ lệ pha dầu dính là 10 phần nhựa đường mềm thêm 3 phần dầu máy thải đem nung, sau khi làm nguội thì bôi lên giấy.
- Vì thuốc trừ sâu khó giết được trứng ấu trùng nên sau khi trứng nỏ thành ấu trùng hay đốì với con trưởng thành thì phun thuốc, có thể dùng 40% Omethoate pha loãng với nước theo tỷ lệ 1:1.000 lần, 5 - 7 ngày phun một lần, phun liên tục 2 - 3 lần. Còn có thể phun Rotenone pha loãng với nước theo tỷ lệ 1:600 lần thêm khoảng 1% bột giặt, cũng có thể dùng 73% Propargite pha loãng với nước theo tỷ lệ 1:2.000 - 3.000 lần, 50% Bromopropylate pha loãng với nước theo tỷ lệ 1:2.000 - 3.000 lần, 40% Isocarbophos pha loãng với nước theo tỷ lệ 1:1.000 - 1.500 lần. Thay đổi các loại thuốc trừ sâu cho hiệu quả tốt hơn, nhằm chống lại khả năng kháng thuốc của nhện. Cần lưu ý: Trong Dicofol có chứa chất gây ung thư, không được dùng trên hoa lan.