Lan huyết nhung Việt Nam - Renanthera vietnamensis
Lan huyết nhung Việt Nam (danh pháp: Renanthera vietnamensis) là một loài thực vật có hoa trong họ Lan. Loài này được Aver. & R.Rice mô tả khoa học đầu tiên năm 2002. Đây là loài lan Huyết nhung đặc hữu Việt Nam tìm thấy ở vùng đá vôi tỉnh Hà Giang, thuộc vùng núi Bát Đại Sơn. Cùng chúng tôi hình dung và nhận dạng loài lan này nhé!
Lan huyết nhung việt nam
Nguồn gốc
Lan huyết nhung Việt Nam được tìm thấy ở miền bắc Việt Nam gần biên giới Trung Quốc trên các ngọn núi đá vôi và các dãy núi đá vôi ở các rừng nguyên sinh lá rộng đầu tiên ở độ cao từ 650 đến 1200 mét.
Đây là loài lan Huyết nhung đặc hữu Việt Nam tìm thấy ở vùng đá vôi tỉnh Hà Giang, thuộc vùng núi Bát Đại Sơn. Ngoài ra nó còn phân bố ở Vị Xuyên, Quản Bạ, Hà Giang (năm 2000), Tân Sơn, Phú Thọ
Những loài thuộc giống này có phát hoa phân nhánh mang nhiều hoa gồm đủ các màu từ vàng, cam đến màu đỏ (ngoại trừ loài huyết nhung vàng). Hoa có cánh đài bên lớn, hoa không thơm nhưng đẹp và lâu tàn.
Renanthera vietnamensis - Lan huyết nhung Việt Nam
Renanthera vietnamensis- Lan huyết nhung Việt Nam có thân gỗ có thể mọc đứng hay treo lòng thòng, dài 15 -30 cm với các lóng dài 1 – 2 cm; lá thô cứng, dài 5 -10 cm, rộng 1 -2 cm.
Phát hóa lá cành đơn hay có ít nhánh, dài đến 45cm màu đỏ tía có đốm nhỏ, mang 10 -20 hoa, kích thước hoa thay đổi từ 4 – 7 cm, trải rộng, không thơm; lá đài sau và hai cánh hoa có màu từ đỏ cam đến vàng hơi nhuốm màu cam nhẹ, hoặc có những đốm vàng cam không rõ rệt về phía đỉnh; lá đài bên có màu đỏ chói hoặc đỏ cam cho đến vàng cam; lá đài sau hình mũi giáo, hơi rộng về phía đỉnh, dài 2-3cm, rộng 0.2 -0,4cm., lá đài bên hình trứng rộng, không nhọn đỉnh, mép gợn sóng lớn, dài 1.4 – 3cm, rộng ở giữa cỡ 0.8- 1.5cm; cánh hoa hình mũi giáo ngược, gần như thẳng hoặc hơi rộng và công lưỡi liềm về phía đỉnh, hơi tròn đầu, dài 1.7 – 2.7cm,rộng 2- 3.5 mm;
Môi có 3 thùy, bất động, cựa rộng và ngắn, dài cỡ 2-3 mm, trắng ở bên trong, mặt trong phía trước cựa có 2 lằn trắng song song, cao với những nếp gợn sóng không đều và 2 đường nhô cao ngang nhỏ thêm vào ở vách trong; thùy bên đỏ sậm, ngang, rộng, có 2 thùy, rộng 3-3.5cm, cao cỡ 2mm; thùy giữa hình trứng hoặc hình tim hơi tròn đầu, uốn ngược, đỏ hay cam, dài 2.5- 3.5 cm rộng 2.5-3mm ở góc có 3 đường nhô cao vàng hoặc vàng cam giống như vết chai, ngắn và dày.
Trụ ngắn, nắp đỏ cam, có cuống ngắn, dài 0.8mm, gót phấn tương đối lớn, hình tim, hai cặp phấn khối, mỗi cặp gồm hai nửa bán cầu không bằng nhau.
- Huyết nhung Việt Nam có thân dài 15-30 cm, lá dày cứng. Phát hoa có ít nhánh, mang 10-20 hoa, kích thước hoa 4-5 cm, lá đài sau và 2 cánh hoa có màu vàng hơi pha cam nhạt; lá đài bên có màu đỏ hoặc đỏ cam, rìa có màu vàng cam; Môi có 3 thùy, thùy bên đỏ sậm, thùy giữa màu đỏ hay cam hình tim uốn cong ngược, nở hoa vào mùa Xuân.
- Hoa Renathera vietnamensis khác biệt vì nhỏ hơn với kết cấu đường nổi trên môi phức tạp
- Hoa lan Huyết nhung thường đòi hỏi sự thoáng khí và ánh sáng tốt, ẩm độ từ 40-70%. Cách trồng tốt nhất là trồng ghép trên khúc gỗ, thân cây, cho leo hay trồng trong giỏ gỗ. Nếu trồng trong chậu sành thì giá thể phải thoáng và phải thoát nước tốt.
Trên đây là những kiến thức về loài lan huyết nhung Việt Nam, hy vọng sẽ là thông tin bổ ích cho những ai đang tìm hiểu về loài lan này. Chúc các bạn có những chậu lan tuyệt đẹp và đừng quên ủng hộ trang web của chúng tôi để cập nhật những bài viết hay về các loài hoa phong lan nhé!
Bài viết liên quan: