Lan Giả hạc chia theo nhiều vùng miền khác nhau
Lan giả hạc có tên là Dendrobium Anosmum Lindl. Là một trong những loài lan đẹp, có hương thơm nồng nàn; là giống lan quý của rừng nhiệt đới, có thân thòng, ra hoa khi giả hành đã rụng lá.
Sở dĩ lan giả hạc được chia theo nhiều vùng miền khác nhau là bởi cấu trúc nhiễm sắc thể của dòng lan này thuộc dạng “kém bền” dễ thay đổi. Ở điều kiện tự nhiên khác nhau đều có tác động không nhỏ đến cấu trúc nhiễm sắc thể của nó. Do đó, trên từng vùng miền, theo từng điều kiện khí hậu cấu trúc thay đổi làm cho thân, lá hoặc hoa có sự khác biệt đáng kể. Đây chính là nguyên nhân mà các dòng lan giả hạc ở những vùng miền khác nhau có cấu trúc hình thái khác nhau.
Ngoài ra, sự “kém bền” của nhiễm sắc thể còn làm ảnh hưởng đến quá trình trao đổi hạt phấn giữa các dòng lan trong vùng lân cận tạo nên những thế hệ con lai mới mang nhiều đặc điểm khác lạ. Cụ thể như lan giả hạc có thể lai với lan hoàng thảo trầm, hoàng thảo kèn, hoàng thảo long tu, hoàng thảo hạc vỹ, … tạo ra rất nhiều dạng cấu trúc khác nhau như tím xuân, nù, trắng lưỡi tím, trắng lưỡi hồng, 5 cánh trắng,…
Lợi dụng những đặc điểm này các nhà vườn giàu kinh nghiệm luôn tạo ra những dòng giả hạc lai mới mang những nét đặc trưng riêng. Đây cũng là cơ sở để làm phong phú thêm danh sách những dòng lan mới. Nổi trội trên cả nước là dòng giả hạc vùng Di Linh – Lâm Đồng. Ở đây với những điều kiện tự nhiên đặc biệt đã tạo nên sự đa dạng về chủng loại hoa phong lan và càng làm cho vùng lan giả hạc thêm nổi tiếng với những tên gọi như giả hạc châu như, giả hạc xuân Di Linh, giả hạc nù, giả hạc Tam Bố, giả hạc Taly,… và nổi tiếng nhất hiện nay là giả hạc trắng xuân Di Linh (giả hạc trắng, nở hoa vào mùa xuân ở vùng Di Linh).
Xem thêm