Lan căn diệp vàng - Chiloschista parishii
Lan căn diệp vàng có kiểu dáng hoa tua tủa dài xuống người ta thường gọi là "bạch tuột" trên cạn hay những con nhện. Lan Căn diệp là một loài lan độc đáo vì chúng có thân cực ngắn, không có lá mà rễ bám vào thân cây, rễ chứa chất diệp lục nên cây quang hợp qua rễ.
Phân bố:
Cây mọc ở Đà Lạt và phân bố ở Ấn Độ, Nêpal, Mianma, Thái Lan.
Sinh cảnh phân bố của chúng là các thân cây mọc trên rừng núi thấp ở độ cao 500 đến 800 m, với kích thước nhỏ và mọc ở xứ nóng hoặc ấm.
Ở Việt Nam, loài phong lan này được tìm thấy ở các khu rừng núi đá vôi nguyên sinh hoặc thứ sinh vùng Tây Bắc, nơi có độ ẩm không cao và nóng.
Căn diệp khá đặc biệt, phong lan nhỏ, không thân, không lá, chỉ có mỗi rễ. Rễ tròn, hay dẹp dài ngắn khác nhau tùy giống. Màu sắc hoa: Vàng xám, trắng, cam… Vòi hoa mang 1 hoa (hoa đơn độc) hoặc nhiều hoa, vòi dài ngắn khác nhau tùy giống.
Hình thái và cách nhận biết lan căn điệp vàng
Tổng thể hình dạng là bộ rễ phát triển dài và hơi dẹt. Rễ bám sát vào vỏ cây, chứa diệp lục nên có màu xanh đục, đây là bộ phận thay lá làm nhiệm vụ quang hợp.
Căn diệp vàng lan không lá, Hoa rất nhỏ, cuống hoa dài 1.25 cm đến 5 cm, hơi ngoằn ngèo, mang một vài hoa có kích thước khoảng 5 mm.
Hoa màu xanh-vàng nhạt, có lá bắc hình tam giác. Mùa hoa vào cuối Xuân đến đầu Hạ.
Lan sống phụ sinh, không lá, rễ dẹp và dài. Quang hợp bằng các chất diệp lục có ở trên rễ phụ sinh. Thân buông xuống 10 – 20cm. Cụm hoa phân nhánh. Hoa màu vàng với các đốm nâu. Thường mọc và bám vào các cây mít hay cây cafe để lâu không chăm sóc.
Xem thêm