Hoàng thảo Hỏa Hoàng - Dendrobium bellatulum
Hoàng thảo hỏa hoàng - Dendrobium bellatulum còn được gọi là Hoàng thảo đốm đỏ hay bạch hỏa hoàng, thạch hộc lùn, tiểu mĩ thạch hộc là một loài lan trong chi Lan hoàng thảo. Cây phân bố ở Ấn Độ, Thái Lan, Lào, Trung Quốc, Myanma, Việt Nam.
Hỏa hoàng là Cây nhỏ, hoa ít, vòi hoa khoảng 1 đến 3 hoa, hoa cánh trắng, môi đỏ(đôi khi gốc môi đỏ, bờ môi màu vàng, sóng giữ môi có gợn, hoa nhỏ khoảng 1.5cm, nở hoa vào khoảng tháng 2-3. Dùng trị bệnh nhiệt thương tổn đến tân dịch, miệng khô, mắt nhìn kém, đau dạ dày nôn khan. Cây làm cảnh vì có hoa đẹp, màu trắng, môi màu vàng đến vàng cam.
Hiện cây có mặt ở các nơi trong nước như Kontum (Đắk Glei, Kon Plông, Măng Đen, Đắk Uy), Lâm Đồng (Đà Lạt, Lang Bian, Lạc Dương, Bì Đúp). Loài đã được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá "hiếm" (Bậc R). Đề nghị xây dựng khu bảo tồn và nhân giống Lan trong các vườn quốc gia và di chuyển một lượng cây sống có thể của loài này về khu bảo tồn và chăm sóc.
Lan phụ sinh trên cây gỗ. Thân dài 3 - 6cm, dầy 1 - 1,5cm, hình trứng hoặc đôi khi hình con suốt, hiếm khi hình cầu, 2 - 3 lóng; lóng dài 1,2 - 1,5cm. Lá 3 - 4 chiếc xếp hai dãy, tập trung ở đỉnh thân, hình mác hoặc thuôn, dài 4 - 5cm, rộng 1,2 - 1,5cm, đỉnh chia 2 thùy tù lệch. Cụm hoa ở sát đỉnh thân còn lá, 1 - 2 hoa. Lá bắc hình mác, dài khoảng 0,4cm. Hoa màu vàng nhạt, đường kính 2,5 - 2,7cm, cuống hoa và bầu dài khoảng 1,5cm. Các lá đài hình mác, đỉnh nhọn, dài 1,4 - 1,7cm, rộng 0,6 - 0,8cm. Cằm hình túi, dài 1,5 - 1,7cm. Cánh hoa hình mác, đỉnh tù, dài 1,6 - 1,7cm, rộng khoảng 0,6cm. Môi màu vàng đến vàng cam, dài 2,4 - 2,6cm, rộng 1,3 - 1,5cm, hình đàn ghi ta, 3 thùy, ở giữa có một đốm màu đỏ và 5 đường sống hình con lăn bề mặt sần sùi; thùy bên hình bầu dục, màu vàng tươi; thùy giữa màu đỏ cam, hình thận, đỉnh lõm sâu. Cột màu hồng, cao 0,6cm; răng cột có đỉnh tù. Nắp hình mũ cao.
Ra hoa vào tháng 7 - 8. Tái sinh bằng chồi và hạt. Mọc bám trên các cây gỗ lớn trong rừng (kể cả cây thông già), ở độ cao 600 - 1.500 m.
Chăm sóc cơ bản: trong phía nam trồng dễ hơn, nhất là vùng Tây Nguyên thấy lên khá tốt, trong khi miền Bắc lại rất khó khăn. Nó cần thời gian nghỉ vào mùa đông, hạn chế tưới nước và phân bón. Việc này bắt đầu vào tháng 10. Hoàng thảo bạch hỏa hoàng cần tưới thật ít, chủ yếu để chỗ khô thoáng mát, tránh nước mưa dễ bị thối rễ. Loài này cần phải hoàn toàn khô ráo trước lần tưới nước tiếp theo.
Các bác trong phía nam trồng dễ hơn, nhất là vùng Tây Nguyên thấy lên khá tốt, trong khi miền Bắc lại rất khó khăn. Có thể giải thích đơn giản là câu ưa khí hậu khô và ấm, nhiệt độ không có sự thay đổi thất thường. Thân cây rất ngắn, căng mập, có một lớp lông đen mỏng bao phủ. Hoa thì cực đẹp, từ hình dáng đến cách phối chuyển màu trên hoa.