Gián
Gián cánh thường xuất hiện trong giá thế trồng lan cấu tạo bằng xơ dừa, cây mục và xuất hiện cả trong giá thể than gạch khi đùng nhiều phân hữu cơ. Chúng hoạt động ban đêm và ẩn nấp ban ngày,thường sinh sản nhờ các chất hủy hoại và ít khi tấn công cây lan (đôi khi chúng ăn các rễ non hay một vài hoa mềm mại có mùi thơm như Cattleya). Diệt trừ gián, trước hết phải tìm ra các nơi chúng ẩn nấp lúc ban ngày (thường trong các kẽ hở của giá thể trồng lan) rồi dùng dung dịch thuôc sát trùng lặp lại nhiều lần mới làm chúng chết hoàn toàn.
Gián chia thành gián nhà và tự nhiên. Chúng chui vào các lỗ hổng trong chậu cắn hút chất của rễ và chồi non. Ban ngày ẩn mình, ban đêm chui ra gây hại. Chúngcắn phá rễ Phong lan rất nhanh, chúng thường ở ngay trong chậu Phong lan và lẫn trốn trong các khe than gạch, hoặc di chuyển từ nơi cống rãnh, chân cột giàn lên. Chúng rất thích ăn phần đầu rễ non làm cây bị tổn thương nặng, yếu đuối, tăng trưởng chậm và dễ nhiễm bệnh. Chúng tương đối khó diệt vì chúng lẩn trốn kín, ban đêm mới ra cắn phá.
Xem thêm
Chúng sinh đẻ nhanh, mạnh, kháng thuốc, chỉ dự phòng là chính. Dưới đáy chậu lót ngăn không cho chúng lọt vào. Khi bị bệnh dùng thuốc Rogor 1.000 đơn vị đợi sau 5 phút để bắt.
- Ngâm cả chậu (đến miệng) vào chậu nước lớn, chúng sẽ phải bò ra (kể cả gián con)
- Dùng mồi có tẩm thuốc để nhử gián, sẽ diệt được cả gián trong chậu lẫn ở xung quanh.
- Một mẫu nhỏ bánh mì có tẩm thuốc (Zso-proposyl-phenil-N-Methylcarbonate) sẽ diệt được chúng về đêm. Sau đó phải làm vệ sinh toàn bộ nơi trồng Phong lan không để các chỗ cho chúng ẩn nấp.