Cách ươm giống lan Phi Điệp bằng thân lan già
Lan Phi Điệp hay còn gọi là lan Giả Hạc, loài này có hoa nở rất đẹp, có hương thơm đặc trưng mà không phải loài lan nào cũng có được. Ngoài ra, lan Phi Điệp còn chiếm được tình cảm của người trồng lan bởi cách nhân giống đơn giản, dễ nhất là nhân giống từ thân già nhưng cây lan con vẫn đạt năng suất và chất lượng cao. Dưới đây chúng tôi xin chia sẻ kỹ thuật nhân giống lan Phi Điệp bằng thân già cho bạn tham khảo:
Cắt đoạn thân lan Phi Điệp già
Đầu tiên, bạn chọn thân lan đem đi ươm giống, sau đó cắt ra thành từng đoạn ngắn để đi ươm. Theo kinh nghiệm, thân lan càng già, gầy, có nhiều mắt đã ra hoa thì bạn nên cắt thành từng đoạn dài khoảng 20-30cm hoặc để nguyên không cắt. Ngược lại, những thân lan mập mạp, có nhiều mắt chưa ra hoa thì bạn cắt đoạn ngắn hơn cỡ 2-3 mắt, nếu thân lan khá mập thì mỗi đoạn có thể có 1 mắt ngủ là được.
Bạn có thể dùng dao, lưỡi lam hoặc dao rọc giấy để cắt lan ươm ra thành từng đoạn. Lưu ý, các dụng cụ cắt phải được xử lý, khử trùng cẩn thận để tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng ươm giống.
Chống thối qua vết cắt
Đây cũng là một vấn đề quan trọng mà bạn cần phải hết sức lưu ý. Theo đó, để chống thối vết cắt cây lan bạn có thể thực hiện theo các cách sau:
Cách 1: Sau khi cắt thân già xong để qua đêm cho khô vết cắt hì bạn sử dụng loại keo liền sẹo, sơn, xi măng, keo dán ống nhựa PVC,…để bôi vào vết cắt để khoảng 5-7 ngày cho vết cắt được khô hoàn toàn.
Cách 2: Bạn dùng loại bột ươm keiki chuyên dụng, đổ bột ra đĩa bạn cắt xong đoạn nào thì chấm ngay vết cắt vào trong bột đó, bạn cũng để khoảng 5-7 ngày cho vết cắt được khô.
Cách 3: dùng thuốc kích thích keiki, với cách này bạn dùng tăm bông nhúng vào thuốc rồi bôi vào các vị trí của mắt ngủ để ươm keiki hoặc bạn có thể phun vào cây ở vị trí có mắt ngủ để đánh thức chúng.
Pha dung dịch ngâm lan
Tiếp theo, bạn bắt đầu pha hỗn hợp gồm 2cc atonic + 2ccB1 với 1 lít nước, sau đó đem đoạn lan cần ươm vào ngâm khoảng 15 phút rồi đem đặt vào chậu ươm đã chuẩn bị sẵn. Dung dịch này sẽ có tác dụng kích thích cây lan nhanh mọc rễ và phát triển mầm non.
Chọn chậu và giá thể để ươm lan
Bạn có thể sử dụng chậu đất nung, chậu nhựa hoặc để vào rỗ rá cũng được. Về giá thể, bạn dùng các loại như: than củi, miếng xốp, vỏ thông, sỏi nhỏ, vỏ thông, dớn vụn,…Lưu ý, giá thể loại to bạn nên để lớp dưới cùng, đến giá thể nhỏ và lớp trên bạn rải một lớp mỏng mùn dừa, rêu rừng hoặc chine để giữ ẩm cho cây lan.
Đặt hom vào chậu
Đây là bước cuối cùng để ươm lan, sau khi đã xử lý các đoạn lan thân già đã cắt xong thì bạn đem chậu đặt ở nơi râm mát, không quá ẩm ướt, che nắng, che mưa kết hợp với phun sương 1-2 lần/ngày tùy thuộc vào thời tiết để cây lan ươm có điều kiện phát triển tốt nhất.
Xem thêm