Cách trồng và chăm sóc lan rừng hiệu quả
Khác với các loại lan được lai tạo bởi con người, lan rừng cần có một chế độ chăm sóc hợp lý để được thuần dưỡng và từ đó phát triển tươi tốt, nhanh chóng cho hoa khi được đưa về môi trường sống gần gũi dưới bàn tay chăm sóc của con người.
Dưới đây là chọn lọc những kinh nghiệm trồng, thuần dưỡng và chăm sóc lan rừng hay nhất mà bạn nên tham khảo.
1. Giá thể trồng lan rừng
Giá thể là yếu tố đặc biệt quan trọng khi trồng bất cứ loài hoa phong lan nào, với lan rừng cũng vậy. Đối với loài lan có nguồn gốc hoang dã này thì 2 loại giá thể phù hợp nhất đó chính là gỗ và dớn bởi rất gần gũi với môi trường sống tự nhiên trong đại ngàn.
*Dớn: là giá thể dạng sợ được lấy từ bộ phận thân và rễ của cây dương xỉ - một loại cây mọc nhiều ở các vùng thung lũng núi đồi Đà Lạt. Ưu điểm của loại dớn này là hút ẩm tốt nhưng không bao giờ bị đóng rêu.
Có 2 loại dớn:
+ Dớn sợi: là loại dớn già, hóa mộc. Loại này rất ưa chuộng dùng để trồng lan ở các thành phố.
+ Dớn vụn: sau khi đã lấy hết phần dớn sợi, thứ còn lại chính là dớn vụn. Loại dớn này cũng có ưu điểm là hút ẩm cao, tạo được độ ẩm nhất định thuận lợi cho sự phát triển của rễ
*Gỗ: phổ biến nhất chính là gỗ của các cây vú sữa, nhãn… hoặc những cây to, lâu năm. Ưu điểm của giá thể bằng gỗ chính là tạo sự thông thoáng để rễ cây lan phát triển mạnh, mang lại môi trường sống gần gũi như khi lan còn trong rừng, tạo vẻ đẹp tự nhiên. Với giá thể bằng gỗ thì hoặc là một cành cây, hoặc là trồng lan trực tiếp trên thân cây. Trước khi sử dụng để trồng lan thì tại vị trí treo lan, gỗ cần được làm sạch, diệt khuẩn và nấm mốc, sâu bệnh cũng như tưới ẩm. Nếu trồng trên cây gỗ thì nên chọn hướng tránh được ánh nắng gay gắt trong ngày.
2. Chiết tách lan rừng mới mua về?
Với những người chưa có nhiều kinh nghiệm thì khi mua lan rừng về, nếu là loại mọc thành cụm, bụi thì nên để nguyên như vậy để trồng, hơn thế nếu tách chiết ra thì cây sẽ rất dễ bị mất sức, còi cọc, thậm chí là chết cây. Việc để nguyên bụi để trồng cũng sẽ giúp giữ ẩm cho lan tốt hơn, giúp lan mau bén rễ.
Khi mới mua lan về, cần quan sát kỹ bộ rễ, nếu thấy có cây con và rễ non, tốt và không bị bầm dập thì nên giữ lại, còn nếu thấy bầm dập, có dấu hiệu sâu bệnh thì nên cắt bỏ (bằng dao đã được khử trùng). Không nên cắt sát gốc mà chừa lại một phần rễ ngắn khoảng 1cm.
Trong thời gian khoảng từ tháng 7-11 không nên chiết tách lan rừng vì đặc điểm khí hậu mùa này không phù hợp cho lan phát triển mạnh, cho kích thước lan con nhỏ hơn rất nhiều so với khi ta tách chiết vào mùa xuân.
3. Phân bón cho lan rừng
Với lan rừng thì chúng ta không nhất thiết phải dùng các loại phân bón vô cơ, bạn có thể thay thế bằng nước vo gạo, nước hồ ao, đối với những cây đang cần kích cho ra hoa và mọc lá, ra rễ non thì có thể tưới bằng nước ngâm ốc sên (ốc sên đập bỏ vỏ bên ngoài, ngâm với nước qua đêm rồi tưới cho lan). Nếu dùng phân vô cơ thì nên dùng loại 20-20-20 pha thật loãng trong hầu hết các giai đoạn. Tới giai đoạn lan ngừng mọc lá mới (cuối thời kỳ tăng trưởng) thì nên đổi sang loại 10-30-30 để thúc cho cây ra hoa.
Xem thêm