Bệnh thối mềm hoa lan, bệnh đốm hoa lá
Bệnh thối mềm hoa lá còn gọi là bệnh đốm hoa lá ở lan, nguồn bệnh là Erwinia carotouorae. Lúc nhiệt độ, độ ẩm cao lan dễ phát bệnh, bệnh thường thấy ở khu vực nhiệt đới châu Á. Vi khuẩn gây bệnh có thể phát tán thông qua đất, cũng có thể từ việc di dời cây, qua các vết thương trong quá trình chăm sóc không cẩn thận, sự xâm nhập của sâu bệnh, thông qua nước mưa hoặc nước tưới.
Bệnh thối mềm thường phát trên cả cây, thường bắt đầu từ cành gốc, phiến lá bị bệnh xuất hiện đốm nhỏ dạng nước màu xanh đậm, nhanh chóng phát triển thành dạng thối rữa màu nâu vàng. Phần bị thối luôn có giọt nước màu nâu, có mùi thối, khi nghiêm trọng lá bị vàng nhanh chóng. Nếu giả hành nhiễm bệnh sẽ xuất hiện đốm bệnh dạng nước, màu nâu đến màu đen, cuối cùng giả hành mềm rũ, héo, xỉn màu, nhanh chóng thối rữa.
Phòng bệnh
Sau thời kỳ cuối xuân đầu hạ, bón cho cây thuốc Kebo pha loãng với nước theo tỷ lệ 1:400 - 600 lần, 7-15 ngày bón một lần, bón liên tục 2 - 3 lần; hoặc dùng 32% Captan pha loãng với nưốc theo tỷ lệ 1:1.500 - 2.000 lần, 7 - 10 ngày bón một lần, bón liên tục 2- 3 lần; cũng có thể dùng 71% Ailisha pha loãng với nước theo tỷ lệ 1:1.000 lần bón 7 - 10 ngày một lần, bón liên tục 2 - 3 lần.
- Khi cây có đốm bệnh cần lập tức làm sạch mầm, ngâm mầm cây vào dung dịch Kali Permanganas 0,5% trong 30 phút, sau đó lấy ra rửa sạch, để ráo nước, trồng lại trong chất đã qua khử độc, đợi chất gốic khô, dùng dung dịch streptomycin pha loãng với nước theo tỷ ]ệ 1:2.000 lần tưới vào gốc.
-
Thời kỳ đầu phát bệnh hai ngày một lần phun dung dịch Streptomycin pha loãng với nước theo tỷ lệ 1:2.000 lần. Phát liên tục 2 lần. Nếu hiệu quả không triệt để thì dùng thuốc tiêm Chloramphenicol pha loãng với nước theo tỷ lệ 1:2.000 lần, cách dùng tương tự.
Xem thêm