Bệnh thiếu lân
Thiếu lân không một tế bào sống nào có thể tồn tại. Biểu hiện của bệnh thiếu lân (phospho) là những lá già có những mảng mầu huyết dụ (tía). Cây thiếu lân thì quá trình tổng hợp protein bị ngưng trệ và sự tích lũy đường saccaro xảy ra đồng thời. Cây thiếu lân lá bị nhỏ lại và bản lá bị hẹp và có xu hướng dựng đứng. Khi lá chưa biến sang mầu tía thì mầu lá bị tối lại so với cây có đủ lân. Thiếu lân cây sinh trưởng chậm lại và quá trình chín cũng bị kéo dài.
Những gốc cây thiếu lân thường có hiện tượng chồi mọc chậm, chồi phát triển dài mà chậm, mọc rễ càng chậm. Phiến lá có màu xanh đậm, viền lá thường hơi cuốn, cành lá và gân lá hơi chuyển thành màu tím. Gốc cây lùn và nhỏ, chồi hoa phân hóa ít, hoa nở muộn. Khi cây bị thiếu lân nghiêm trọng thì các bộ phận của hoa lan sẽ bị chết. Do lân có khả năng chuyển động bên trong cây khá mạnh, có thể biến lá già thành chồi non nhanh chóng, do đó bệnh thiếu lân biểu hiện trước tiên ở các lá già.
Khi phối hợp các chất trồng cây cần chú ý cân bằng tương đối 3 nguyên tố quan trọng N, P, K, nên thường xuyên bón nhưng không được quá thiên về bất kỳ một nguyên tố nào.
Khi cho mầm lan lên bồn thì dùng Calcium phosphate và phân bánh xuống dưới cùng, đặt gốc lan lên trên, rồi cho vào trong bồn.
Khi xuất hiện triệu chứng bệnh cần chú ý tưới calcium superphosphate Ca(H2P04) 2.H20 khoảng 2 - 3%, hoặc Monobasic Potassium phosphate (KH2P04) pha loãng theo tỷ lệ 1:800 lần nước 7-10 ngày một lần, phun liên tục 2 lần, tốt nhất nên bổ sung thêm bột xương để củng cố.
Phun Hyponex số 3 lên mặt lá khi phân được pha với nước theo tỷ lệ 1:1.000 lần, hoặc MPK pha loãng theo tỷ lệ 1:800 lần. 3 - 4 ngày phun một lần, phun liên tục 3 lần.