Bệnh thiếu đạm
Đạm là một nguyên tố quan trọng bật nhất trong các nguyên tố cấu tạo nên sự sống. Đạm có trong thành phần tất cả các protein đơn giản và phức tạp, mà nó là thành phần chính của màng tế bào thực vật, tham gia vào thành phần của axit Nucleic (tức ADN và ARN), có vai trò cực kỳ quan trọng trong trao đổi vật chất của các cơ quan thực vật. Đạm còn có trong thành phần của diệp lục tố, mà thiếu nó cây xanh không có khả năng quang hợp, có trong các hợp chất Alcaloid, các phecmen và trong nhiều vật chất quan trong khác của tế bào thực vật .
Những gốc lan thiếu đạm thì sinh trưởng bị ngừng trệ, giảm tốc độ sinh trưởng, lá của những gốc mới ngắn, hẹp, mà mỏng hơn lá của các gốc già hơn, phân cành ít mà chậm, lá có màu vàng nhạt và ít bóng, thời kỳ đầu màu sắc trở nên nhạt, sau đó chuyển sang vàng và trút lá, nhưng thường không bị chết. Bệnh thiếu chất diệp lục xanh lá xuất hiện từ những lá già rồi phát triển cả ở những lá mới
Biểu hiện Thiếu đạm (N) cây sinh trưởng còi cọc, lá toàn thân biến vàng. Thiếu đạm có nghĩa là thiếu vật chất cơ bản để hình thành tế bào nên khả năng sinh trưởng bị đình trệ, hàng loạt các quá trình sinh lý - sinh hóa trong cây cũng bị ngưng trệ, diệp lục ít được hình thành nên làm lá chuyển vàng .
Trong thời kỳ sinh trưởng phải chú ý cân bằng giữa ba nguyên tố N, P, K. Trước khi ra chồi và khi phát triển lá cần tăng thêm tỷ lệ đạm
Khi xuất hiện hiện tượng thiếu đạm thì cần kịp thời tưới đạm. Khi sử dụng phân bón cần thêm phân hữu cơ cao đạm, hoặc thêm phân hóa chứa NH4HCO3 (ammonium bicarbonate), cũng có thể bón phân cao đạm nhãn hiệu Aishi lên mặt lá với nồng độ pha loãng 1:500 - 1.000 lần, hoặc dùng loại phân bón của Mỹ Gaole (Cloro) pha loãng với nước theo tỷ lệ 1:1.000 lần. Trên mặt lá có thể phun hỗn hợp MKP 1 phần và 2 phần ure, pha loãng với nước theo tỷ lệ 1:800 - 1.000 lần để phun cho cây