Bệnh nhiệt thán
Nguyên nhân gây bệnh nhiệt thán trên hoa lan là do vi khuẩn Collecto ' trichum gloesporioides, và Collecto - trichum cinctum. Còn có tên gọi là bệnh đốm đen, bệnh thối nâu, bệnh đốm lá, đây là một trong những bệnh thường gặp do nấm gây ra ỏ hoa lan.
Chủ yếu bệnh nhiệt thán gây hại trên phiến lá, cũng có thể hại cả hoa. Loại vi khuẩn gây bệnh này chủ yếu gây hại ở đoạn giữa của phiến lá, thời kỳ đầu phát bệnh, trên mặt lá xuất hiện một số đốm nước màu nâu đỏ hoặc nâu đen, xung quanh các đốm này có quầng màu vàng chanh. Sau khi lan rộng có dạng hình bầu dục hoặc hình sợi dài, viền màu nâu đen, bên trong có màu nâu vàng, đồng thời có những chấm thâm liên kết thành vân đốm hình vòng. Có khi vết chấm tập trung lại thành nhiều đường viền, khỉ đốm bệnh nhiệt thán màu đen phát triển, các tổ chức xung quanh biến thành màu vàng hoặc xanh xám, thậm chí còn lõm xuống. Vì thời kỳ giữa đốm có màu nâu đen nên còn gọi là bệnh đốm đen hoặc bệnh đốm nâu đen.
Vào mùa mưa, bệnh nhiệt thán trở nên nghiêm trọng hơn cả, nếu phun nước lên mặt lá hoặc tưới nước cũng khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn. Thậm chí lan trồng quá dày cũng khiến bệnh từ các phiến lá truyền từ cây này sang cây khác; sử dụng quá liều phân đạm cũng dễ khiến vi khuẩn gây bệnh phát tán. Mầm bệnh này sẽ tái phát trong một thời gian dài, từ tháng 6 - 9 là thời kỳ phát bệnh cao điểm nhất. Mùa hè khô nóng bệnh sẽ giảm. Các nhân tố như độ ẩm cao, oi bức, thời tiết lúc mưa lúc nắng, không thoáng gió. chậu hoa tích nước, mật độ cây dày, cọ xát gây tổn thương cây, rệp gây hại... đều khiến cho tình trạng bệnh nghiêm trọng và lan tràn. Gần như các loài lan đều bị vi khuẩn anthracnose gây hại ở các mức độ khác nhau. Tuy nhiên các giống lan khác nhau thì khả năng kháng bệnh khác nhau. Như Mặc lan, một số loài thuộc họ Kiến lan khả năng kháng bệnh khá tốt; Xuân lan, Hàn lan, Huệ lan, Phong hàn lan dễ mắc bệnh, một số loài họ Xuân lan dễ mắc bệnh.
- Tăng cưòng chăm sóc cây: Dọn sạch phiến lá nhiễm bệnh, cắt bỏ phần lá đốm ở những lá nhiễm bệnh nhẹ. Mùa đông dọn sạch lá rụng, tập trung lại đem đốt. Nơi trồng lan cần thông gió và đủ sáng, các chậu cây đặt dưới đất cần có tấm che tránh gió mạnh và mưa bão, không trồng cây quá dày.
- Trước khi phát bệnh cần phun phòng bệnh bằng 65% Zineb pha loãng với nước theo tỷ lệ 1:600 - 800 lần, hoặc 75% Chlorothalonil pha loãng với nước theo tỷ lệ 1:800 lần, hoặc 75% Chlorothalonil pha loãng với nước theo tỷ lệ 1:800 lần, thêm 0,2% bột giặt đậm đặc.
Thời kỳ đầu phát bệnh phun 36% Thiophanate -methyl pha loãng với nước theo tỷ lệ 1:600 lần, 25% benomyl pha loãng với nước theo tỷ lệ 1:800 lần. Cách 10 ngày phun một lần, phun phòng liên lục khoảng 2 - 3 lần. Thời kỳ phát bệnh cần cắt bỏ phần cây bị bệnh, phun xả 50% Carbendazim pha loãng với nước theo tỷ lệ 1:800 lần và 75% Topsin - M pha loãng với nước theo tỷ lệ 1:1.000 lần, các thuốc có cùng tác dụng khác là Mancozeb, Carbendazim, Cercobin.
Xem thêm