Phương pháp làm cỏ cho lan
Cũng giống như trồng các loại thực vật khác, muốn lan phát triển được thì ngoài việc chọn giống, tưới nước, bón phân, cắt tỉa…bạn cũng không thể nào bỏ qua công đoạn làm cỏ cho lan. Hạt cỏ được nằm sẵn ở trong một số vật dụng trồng lan, trong phân chuồng dùng để bón cây hoặc trong không khí, trong gió…
Với sức gió mạnh, những hạt cỏ có thể đi xa đến hàng trăm dặm vì vậy đôi khi bạn không muốn cây cỏ ấy mọc chung với lan nhưng nó vẫn sinh trường và phát triển mạnh hơn cả cây lan của bạn. Một số loại cỏ như Cóc Mẳn hay Sam Sữa với kích thước nhỏ thì người trồng có thể tận dụng nó để làm vật che cho đất trồng lan không bị khô, còn đa phần các loại cỏ khác đều có hại cho lan.
Cây Sam Sữa
Cây Cóc Mẳn
Cỏ mọc trong chậu lan chiếm diện tích phát triển của bạn, hút bót phần dinh dưỡng cũng như độ ẩm cần để cung cấp cho lan. Không chỉ vậy những bụi có sum sê còn che khuất ánh sáng cần thiết cho cây sinh trường và phát triển, hạn chế việc ra hoa của lan. Vì vậy bạn cần phải tiêu diệt chúng trong thời gian sớm nhất.
Phương pháp làm cỏ cho lan:
- Khi thấy có dại mọc trong chậu lan thì bạn cần phải nhổ ngay khi rễ chúng còn ngắn, nếu chần chừ và để chúng mọc cao lên, rễ dài ra và ăn lấn phần rễ của lan thì chúng sẽ khó khăn hơn rất nhiều.
- Thực hiện thao tác nhổ cỏ phải thật nhẹ nhàng vì nếu mạnh nó động vào rễ lan làm cho chúng bị long ra khỏi đất trồng, cây bị đứt, giập và là điều kiện để cho các loại vi khuẩn khác xâm nhập vào gây bệnh cho cây. Sẽ phải mất một thời gian dài sau đó cây mới có thể phục hồi được.
Làm cỏ cho lan phải kết hợp cùng với việc cắt tỉa cành chết khô héo
- Làm cỏ cho lan nhưng bạn phải kết hợp cùng với việc cắt tỉa cành chết, khô héo và không còn có tác dụng cho sự tăng trưởng của cây. Nếu giữ các bẹ già lâu ngày sẽ làm cho cây chậm lớn vì vậy bạn nên xé dọc bẹ ra làm hai rồi tưới nước cho cây. Lưu ý khi bóc bẹ chú ý đến mầm non vì chúng dễ bị gãy, giập. Ngoài ra một công việc mà bạn không thể bỏ qua nữa đó chính là cắt các củ lan đã bị úng nước, thâm đen, có mùi hôi và phải dùng những vật dụng sắc bén đã qua khử trùng, dùng bột lưu huỳnh bôi vào vết cắt sẽ đảm bảo cây không bị nhiễm bệnh.
- Nhổ cỏ bạn nên dùng tay trái đè xuống đất trồng, tay phải bung cỏ để không gặp phải trường hợp nhổ cả rễ của gốc lan lên. Nếu trong chậu lan có xuất hiện những cây cỏ dại nằm ở kẽ của cây lan thì bạn cần phải dùng chiếc kìm có mỏ dài để kẹp lấy cỏ, xoắn cho đến lúc kéo được cả rễ cỏ lên mới thôi vì nếu sót rễ cỏ sẽ mọc lại và hút chất dinh dưỡng của cây lan như thường.
- Bạn cũng phải chú ý đến tình trạng sức khỏe của lan khi làm cỏ cho lan, chậu lan có khô nước quá không, nếu cỏ dại có hiện tượng khô héo thì đó là do thiếu nước. Có thể chiếc vòi tưới của bạn không đều và cần phải kiểm tra thường xuyên. Nếu bóc bẹ của cây mà thấy có hiện tượng bị rệp, màng nhện giăng…thì phải xử lý kịp thời.
- Nếu khi làm cỏ cho lan mà thấy chậu ướt sũng thì đó là do chậu không thoát được nước ra bên ngoài dẫn đến hiện tượng thối rễ và chết. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể là do vòi phun quá nhiều nước vào một cây làm đất trồng mục, mủn, các lỗ thoát nước bị bịt kín. Vì vậy bạn có thể kết hợp làm cỏ cùng với việc thay chậu, thay đất trồng hay dùng đũa xóc tạm thời trong chậu để nước được thoát ra ngoài.
Việc làm cỏ giúp bạn có thể quan tâm và chăm sóc lan nhiều hơn, thời điểm làm cỏ là bất cứ lúc nào trong năm. Sau khi bón phân bạn sẽ thấy cỏ mọc nhiều hơn và phát triển mạnh hơn thông thường vì vậy cần phải lưu ý.
Bạn có thể tận dụng cơ hội làm cỏ để chỉnh sửa cho cây mọc thẳng hơn, chống những cành cây bị rũ xuống, chỉnh sửa lại cành hoa để chúng không bị chẹt không nở được.
Tóm lại làm cỏ cho lan là một cách để giúp cho hoa đẹp, đạt được hiệu suất cao hơn.
Bài viết liên quan: