Những dụng cụ trồng lan cần thiết
Phong lan là một loài hoa đẹp và mang lại giá trị kinh tế rất lớn. Để có được một chậu lan đẹp ngoài việc chọn giống, nâng cao kỹ thuật nuôi trồng thì bạn cũng cần phải lựa chọn dụng cụ trồng lan sao cho phù hợp.
Giá, bình tưới, thùng nhựa, chậu nước, bình phun sương… là những dụng cụ trồng lan không thể thiếu đối với mỗi người trồng lan. Với những dụng cụ này, việc trồng và chăm sóc cây hoa lan sẽ trở nên đơn giản, nhanh chóng và thuận tiện hơn rất nhiều. Hãy cùng tìm hiểu về các dụng cụ trồng lan và lựa chọn những dụng cụ phù hợp nhất nhé!
1. Giá đỡ
Khi trồng lan hẳn chúng ta sẽ sử dụng giá đỡ để đảm bảo an toàn cho cây lan, tránh trường hợp chúng bị nghiêng, đổ và cũng để tăng thêm giá trị thẩm mỹ cho chậu lan. Các loại giá đỡ dành cho chậu lan hiện nay khá đa dạng, bạn có thể tìm mua chúng tại các cửa hàng chuyên doanh. Khi chọn giá đỡ nên dựa vào độ rộng, hẹp của chậu hoặc vườn lan của mình để chọn được những chiếc giá phù hợp nhất.
2. Bình tưới
Đây là dụng cụ cần thiết cho việc tưới nước và bón phân cho cây lan, bình tưới có nhiều kích thước, hình dáng, mẫu mã và màu sắc khác nhau. Trên miệng bình được thiết kế nhỏ để có thể điều tiết lượng nước tưới mạnh hay nhẹ cho cây.
3. Thùng nhựa
Người trồng lan cũng hay sử dụng thùng nhựa để chứa nước và pha chế phân bón dành cho lan. Chúng ta có thể thấy rằng nhiệt độ bên trong thùng nước sẽ tương đương với nhiệt độ của chậu nên nó không ảnh hưởng gì đến cây lan khi tưới.
4. Chậu nước
Là chậu được dùng để rửa và tiêu độc cho lan
5. Bình phun sương
Chúng ta có thể sử dụng bình phun sương để tưới trên mặt của lá lan hoặc là bón phân hay phun thuốc trừ sâu. Bình phun sương cũng có rất nhiều kích thước, màu sắc và kiểu dáng khác nhau để mọi người có thể lựa chọn.
6. Sàng
Sàng được sử dụng để lọc giá thể, có nhiều loại sàng khác nhau như sàng mắt lớn, nhỏ và vừa. Với những trại lan lớn người ta sẽ phân loại và xếp thành từng tầng khác nhau, thường là sàng mắt to ở dưới đáy chậu, loại vừa ở giữa và nhỏ là bên trên. Việc này sẽ giúp giữ độ ẩm rất tốt cho cây lan.
7. Dao kéo
Nếu muốn phân nhánh hoặc cắt tỉa lá, rễ chúng ta cần có dao kéo thật bén và sau mỗi lần sử dụng cần phải khử trùng để tránh gây bệnh, thối cây lan.
8. Nhíp
Sử dụng nhíp để gắp bỏ các vật uế tạp và sâu bệnh trên cây, bạn có thể chọn loại nhíp to hoặc nhíp nhỏ phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình.
9. Kính hiển vi
Nếu chúng ta chỉ trồng lan để ngắm thì có thể không cần đến dụng cụ này, nhưng với những người trồng lan chuyên nghiệp thì đây hẳn là dụng cụ không thể thiếu để có thể quan sát được sự thay đổi của lan. Đó có thể là sự thay đổi của đường vân lá, hoa, ngọn, màu sắc hoặc các bệnh hại đang hình thành và phát triển trên cây.
10. Bay
Được dùng để vun xới giá thể.
11. Bình nhựa lớn
Dùng để chứa phân hữu cơ bón cho lan.
12. Chổi lông
Nếu có bụi bẩn hoặc trứng sâu bám trên lá chng1 ta có thể sử dụng chổi lông để quét chúng.
13. Chổi mềm
Đây cũng là dụng cụ trồng lan cần thiết để quét sạch bề mặt lá làm tăng khả năng quang hợp cho cây.
14. Búa
Được sử dụng để đập vụn mảnh gốm, sứ, than hoặc các giá thể khác để trồng lan.
15. Nhiệt kế
Nhiệt kế được dùng để đo nhiệt độ, độ ẩm của môi trường trồng lan để có thể điều chỉnh cho phù hợp nhất.
16. Bút và giấy thử độ pH
Chúng được sử dụng để đo pH trong đất và nước giúp người trồng lan nắm được tình hình để điều chỉnh. Độ pH có ảnh hưởng khá lớn đến sự sinh trưởng của cây, nếu quá cao hoặc quá thấp cũng không được, tốt nhất nên ở mức 5.6 – 6.5 là phù hợp nhất.
17. Dụng cụ đo
Nhằm mục đích đo lường chính xác liều lượng phân bón cũng như thuốc trừ sâu.
18. Giấy dán
Được dùng để ghi chép thời gian và quá trình sinh trưởng của cây.
18 dụng cụ trồng lan mà chúng tôi giới thiệu trên đây hy vọng sẽ là thông tin bổ ích cho bạn đọc. Chúc các bạn có những chậu lan tuyệt đẹp và hãy thường xuyên theo dõi trang web của chúng tôi để cập nhập những tin tức về hoa phong lan nhé!
Xem thêm: