Hướng dẫn cách trồng lan thủy canh chi tiết
Trồng lan thủy canh có thể khắc phục được hầu hết điểm yếu của phương pháp trồng truyền thống; thủy canh được áp dụng mang đến cho loài hoa quý phái này sự sinh trưởng tốt, ra hoa quanh năm, lâu tàn, tốn ít công chăm sóc.
Ưu điểm khi trồng lan thủy canh
- Phương pháp trồng lan thủy canh giúp kiểm soát ổn định độ ẩm, nhiệt độ và chất dinh dưỡng theo từng thời gian phát triển của cây, giúp lan sinh trưởng trong điều kiện phù hợp nhất.
- Trồng lan thủy canh không chỉ giúp loài hoa này “dễ tính” hơn, rất tiết kiệm diện tích mà lại hiệu quả. Kỹ thuật này giúp cách ly hoa với nguồn sâu bệnh, nước ô nhiễm, tránh độc tố, không tốn quá nhiều công sức để chăm sóc.
- Tốc độ sinh trưởng nhanh gấp đôi so với cách trồng truyền thống, do được sống trong môi trường sinh trưởng lý tưởng. Nhờ vậy cây sớm ra hoa, hoa lâu tàn, từ 2 tuần lễ cho đến hai tháng, tùy giống lan có thể giữ được 4 tháng, nở hoa khoe sắc quanh năm.
- Trồng lan thủy canh sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian chăm sóc, không cần tưới nước thường xuyên nên khu vực trồng lan luôn khô sạch.
- Khắc phục được tình trạng rễ bị hỏng mà các phương pháp khác đang phải đối mặt. Điều này mang lại lợi nhuận cao trong việc sản xuất hoa lan, chất lượng và số lượng sẽ được tăng lên đáng kể.
Mô hình trồng lan thủy canh
Cách trồng lan thủy canh
Bước 1: Chuẩn bị
- Rọ thủy canh: Kích thước phù hợp với cây trồng, đủ rộng để rễ cây phát triển.
- Dung dịch thủy canh: Mỗi loại cây phù hợp với loại dung dịch dinh dưỡng khác nhau. Chọn loại phù hợp cho cây lan, tỷ lệ pha theo hướng dẫn, đồng thời có sự điều chỉnh độ đặc loãng vào từng thời kỳ cây phát triển hoặc điều kiện thời tiết.
- Dụng cụ đo: Bút đo PPM, bút đo PH để kiểm soát nồng độ các chất dinh dưỡng trong dung dịch thủy canh, phù hợp với cây lan.
- Giá thể trồng: viên đất nung ( sỏi nhẹ)
Đây là loại giá thể giữ nước, chống ngập úng do có nhiều lỗ xốp. Giá thể có độ pH trung tính, vô trùng, thoáng khí nên rất thích hợp trồng lan.
Bước 2: Chọn giống cây
- Nếu trồng lan để kinh doanh thì yêu cầu lan giống phải khỏe, sức sống bền bỉ, hoa đẹp, cho ra hoa liên tục, nên chọn các giống: Dendrobium, MoNaKa, Oncidium, Phalaenopsis, Vanda,…
- Nếu trồng lan để thưởng thức thì yêu cầu lan giống dễ sống, dễ chăm sóc như Lan Vũ Nữ, Dendrobium, Hồ Điệp,
Bước 3: Tiến hành trồng
- Ngâm giá thể đất nung vào trong dinh dưỡng thủy canh để ngậm đều dinh dưỡng.
- Đặt đất nung bên trên cho vào trong chậu trồng.
- Đặt gốc lan vào trong chậu, tưới thêm dung dịch dinh dưỡng thủy canh. Dinh dưỡng thủy canh sẽ thay thế các loại phân bón và phụ liệu khác. Cây lan sẽ bén rễ và phát triển rất nhanh.
Dinh dưỡng thủy canh được hòa tan vào nước. Sỏi sẽ được thẩm thấu đưa lên rễ và cây luôn luôn được cung cấp dinh dưỡng.
Như vậy cách trồng này tiết kiệm được thời gian. Lan phát triển tốt, bộ rễ chắc, khỏe. Đặc biệt trổ rất nhiều mầm hoa.
Bổ sung thêm viên đất nung sau khi đổ dung dịch
Dinh dưỡng thủy canh được hòa tan vào nước. Sỏi sẽ được thẩm thấu đưa lên rễ và cây luôn luôn được cung cấp dinh dưỡng.
Như vậy cách trồng này tiết kiệm được thời gian. Lan phát triển tốt, bộ rễ chắc, khỏe. Đặc biệt trổ rất nhiều mầm hoa.
Cách chăm sóc
- Trong quá trình trồng bổ sung dinh dưỡng thủy canh thường xuyên. Tùy vào từng loại dinh dưỡng thủy canh khác nhau mà thời gian bổ sung sẽ khác nhau. Thêm nữa vào thời kỳ ra hoa cần bổ sung dinh dưỡng nhiều hơn.
- Trung bình từ 1-2 tuần thì phun sương lá bằng B1 pha loãng.
- Không nên đặt chậu lan dưới ánh sáng trực tiếp. Nên thiết kế mái che với ánh sáng vừa phải.
- Nếu gặp sâu bệnh, nấm mốc có thể loại bỏ bằng cách rửa sạch sau đó dùng vải mềm để lau lá.
Xem thêm