Hoàng thảo môi đỏ - Dendrobium Pulchellum
Hoàng thảo môi đỏ là loài lan tuyệt vời về hình thái và màu sắc. Kết cấu to lớn ấn tượng đáng để sưu tập vào hàng vedete cho vườn lan. Thái Bình khá dễ tính, thích khí hậu nóng ẩm cây phát triển tốt ở cao Nguyên và ở Miền Nam.
Phân bố :
Được tìm thấy ở Assam, Ấn Độ, Bangladesh, phía đông dãy Himalaya, Nepal, Myanmar, Thái Lan, Malaysia, Lào, Vân Nam, Trung Quốc và Việt Nam ở độ cao 70 đến 2200m
Tại Việt Nam cây có mặt tại tỉnh Quảng Trị.
Hình thái và cách nhận biết Hoàng thảo môi đỏ
Hoàng thảo môi đỏ hay còn gọi là Thái Bình là loài phong lan cỡ lớn, cây cao đối đa có thể >2m.
Thân cây mập tròn, có nhiều sọc tím chạy dọc theo lóng thân. Lá mỏng dẻo dai, thuôn hình mác, thỉnh thoảng thân lá xuất hiện nhiều đốm tím loang lổ.
Hoa thơm nở từ mùa Đông đến mùa Xuân. Chùm hoa thưa từ 5-12 chiếc to, lả lơi buôn thỏng mọc ở các đốt gần ngọn hoặc ngay chóp ngọn của cây năm trước, màu vàng kem hoặc hồng nhạt, có sọc tím hồng, môi loe như chiếc thìa nhiều lông nhung, có 2 bớt tím sậm bên cổ môi.
Hoa không nở bung hoàn toàn nếu ánh sáng ko đủ. Khi hoa nở toàn bộ, chùm hoa nhìn xa như một đàn bướm cây đang bay phấp phới vì 2 "con mắt" to lay láy của chúng rất đặc biệt thu hút. Hoa có thói quen "ngủ đêm" vì những cánh hoa sẽ hơi khụm lại vào chiều tối trông như bị héo.
Tiếc là loài này không có hương thơm!
Dễ trồng và dễ chăm sóc, giá thể trồng vào chậu gồm dớn, than củi, hoặc cột vào thân cây sống..vv
Có thể trồng 100% nắng. (chuyển từ từ ra nắng hoàn toàn tránh cháy lá cây lan…có thể vài ngày tăng độ chiếu sáng trực tiếp thêm 1 giờ...một tháng là xong 100% nắng)
Thái Bình chịu tưới ẩm và phơi nắng thoải mái nhưng tuyệt đối tránh tưới vào vào ngọn cây non quá nhiều, nếu bị ngộp nước lâu dưới nắng ngọn sẽ mềm nhũn và thối ngay sau đó
Khi cây ngừng phát triễn và bắt đầu rụng lá hãy ngưng tưới (thỉnh thoảng chỉ phun sương) và để cây vào chỗ mát hoàn toàn. Sau mùa nghỉ sẽ bắt đầu ra hoa. Mùa ra hoa vào khoảng tháng 4 trở đi
Xem thêm