Giáng hương hồng nhạn - Aerides rubescens
Giáng hương hồng nhạn đặc hữu của Việt Nam mọc nhiều nhất tại Lâm Đồng – Đà Lạt, chúng có tên gọi khác là Ascocentrum rubescens (Rolfe) P. F. Hunt 1970. Mỗi cành hoa của cây sẽ có khoảng 30 bông với màu hồng nhẹ nhàng, hoa tuy không có mùi hương nhưng lại rất đẹp và quyến rũ.
Nguồn gốc
Giáng hương hồng nhạn là một loài phong lan nhỏ, được tìm thấy ở Việt Nam, nơi mà phụ sinh mọc trên cây rừng nhiệt đới
Hoa giáng hương hồng nhạn có dạng hình của con chim (nhạn) nên được gọi là giáng hương hồng nhạn. Cây có thân cao 20 – 30cm, phần lá của giống lan này cứng và ngắn. Giáng hương hồng nhạn đặc hữu của Việt Nam có điểm khác lạ với những giống lan khác là cành hoa không mọc rũ xuống mà xiên ngược lên trên. Mỗi chùm có khoảng 30 bông màu hồng, chúng không có mùi hương nhưng bông hoa rất đẹp và ấn tượng.
Cây mọc trong rừng vùng núi cao, giống lan này được tìm thấy nhiều tại các tỉnh Lâm Đồng, Đà Lạt và thường nở hoa vào mùa xuân
Loài này được trồng tốt nhất trong giỏ gỗ, với chất hữu cơ ít. Nó đòi hỏi tiếp xúc bóng râm, nhiệt độ cao trong suốt năm, tưới nước thường xuyên và phân bón.
Cây được trồng làm cảnh, rất được ưa chuộng
Điều kiên sinh trưởng
Ánh sáng: Giáng hương hồng nhạn cần ánh sáng hơn nhưng không nhiều quá vì có thể giết chết cây. Có thể cho cây được phơi nắng vào buổi sáng và chiều muộn
Nhiệt độ: Từ 10°C trở lên cho ban đêm và 38°C trở xuống cho ban ngày.
Đặc điểm sinh thái
Tháng ra hoa:
Tháng 1
Tháng 2
Tháng 3
Xem thêm