Cấu trúc và chức năng quan trọng của rễ lan
Rễ lan là 1 cơ quan sinh dưỡng có tầm quan trọng khá lớn. Chức năng là bám dính vào chất trồng, hút nước và muối khoáng, là nơi dự trữ dinh dưỡng tạm thời cho cây lan (ít). Vì vậy để lan phát triển tốt thì cần phải có bộ rễ khoẻ mạnh. Hãy cùng Vườn phong lan tìm hiểu rõ hơn về cấu trúc cũng như chức năng của từng bộ phận trên rễ.
Tầm quan trọng của rễ lan
Rễ phát triển mạnh thì mới tổng hợp được Hoocmon sinh trưởng Cytokinin. Chính cái Cytokinin này sẽ giúp cho chồi & thân cây phát triển tốt.
Cây lan không chỉ cần nước mà còn cần các loại muối khoáng, trong đó cần nhiều: muối đạm, muối lân, muối kali. Rễ lan hút nước và muối khoáng hoà tan chủ yếu nhờ lông hút. Nước và muối khoáng trong không khí, giá thể được lông hút hấp thụ lên các bộ phận của cây.
Cấu trúc và chức năng của rễ lan
Cấu trúc rễ lan không nằm ngoại lệ gồm 4 miền:
- miền trưởng thành,
- miền hút,
- miền sinh trưởng
- miền chóp rễ.
- Miền trưởng thành & miền hút trên lan là phần rễ trắng, lớp này rất nhiều lông hút và các mạch truyền dẫn. Có chức năng hút nước & muối khoáng, vận chuyển các chất dinh dưỡng đến thân và tế bào dự trữ. (Vai trò chính)
- Miền sinh trưởng & miền chóp rễ là nơi phân chia các tế bào, giúp rễ dài ra, miền chóp rễ có tác dụng bảo vệ che chở các mô phân sinh khỏi bị hư hỏng bởi lực ma sát với giá thể khi dài ra. Nó là vùng chóp xanh ở đầu rễ. Có thể có chất nhầy hoặc không.
Xem thêm