Bí quyết chọn giá thể phù hợp từng loại lan rừng
Sau khi mua lan rừng mình muốn, rất cần chú ý vào việc chọn giá thể thích hợp cho chúng. Trên rừng lan mọc trên cây, trên đá, đất nhưng có mấy khi chặt được cả giề nguyên bản về, thường là bóc riêng lan, về ta phải tìm vật liệu để trồng lại chúng trong môi trường nhân tạo, càng giống môi trường tự nhiên càng tốt. Ghép được loại giá thể thích hợp, cây sẽ phát triển tốt. Ngược lại, có loại lan không hợp với một loại gỗ nào đó, rễ cây không chịu bám mà cứ hướng ra ngoài. Chung quy nếu chọn giá thể không thích hợp sẽ làm cây lan tàn lụi, suy yếu dần, khó chăm sóc, ít hoa hoặc không ra hoa...
Để chọn được giá thể thích hợp, chúng ta cần phân loại ra theo từng nhóm: lan đơn thân, đa thân, lan đất.
Giá thể cho lan đơn thân
Chia ra 2 nhóm: đơn thân thân lớn và đơn thân thân nhỏ.
Lan Đơn thân thân lớn
Bao gồm: các loại thuộc chi Rhynchostylis (như Ngọc điểm, Sóc ta), các loại chi Giáng hương Aerides (Tam bảo sắc, Đuôi Cáo, Quế) và 1 số loại Vanda.
- Chọn giá thể sao cho gốc và rễ được thoáng, tích nước không lâu, thoát nước nhanh. Thường phổ biến nhất là ghép gỗ, sau đó là trồng chậu gỗ, chậu đất nung
- Tam Bảo Sắc, Quế đại đa số trường hợp ghép gỗ (như gỗ nhãn, vú sữa, vải, các loại gỗ chắc nặng...), rất ít thấy trồng chậu đất với than củi.
- Đai Châu, Sóc ta, Đuôi Cáo thì ghép gỗ cũng phổ biến mà trồng chậu với giá thể than củi cũng nhiều,
- Tuy môi trường vườn mà dùng giá thể cho linh hoạt, vườn khô, nhiều gió, nóng thì nên dùng chậu để giữ ẩm tốt hơn, vườn ẩm mát sẵn thì ghép gỗ cho thông thoáng mà vẫn đủ ẩm.
Đai Châu trồng chậu gỗ với giá thể than củi và ít dớn cọng để tăng cường giữ ẩm
Khi dùng chậu thì tránh dùng dừa miếng to, vì độ ẩm cao, mọc nấm mốc và không thông thoáng. Chỉ dùng một chút dạng miếng nhỏ để tăng cường ẩm một chút. Có thể ghép vào một khúc gỗ nhỏ rồi đặt tất cả vào chậu. Bỏ thêm chút than củi và xơ dừa, vỏ thông xung quanh, không lấp kín gốc.
Đai Châu ghép gỗ
Đại Châu trồng chậu, giá thể than củi, môi trường ẩm giúp lên rêu xanh cả rễ
Lưu ý
- dùng than với kích cỡ bằng 1/2 nắm đấm lót phía dưới cho dễ thoát nước
- Khi dùng chậu, cũng có thể dùng một ít các loại xơ dừa sợi cắt nhỏ, thường bán sẵn tại các điểm bán cây cảnh. Ưu điểm của loại này giúp giữ ẩm vừa đủ cho cây.
Lan Đơn thân thân nhỏ
Chỉ chiếm 1 số ít trong nhóm, ví dụ chi Rhynchostylis có Hải Yến, chi Aerides có Hỏa Hoàng, Vanda có uyên ương và 1 số loại khác.
Vì cây nhỏ hơn và yếu hơn nên cần bóng mát và độ ẩm cao hơn, chính điều này là lý do giá thể đôi khi khác hơn 1 chút.
- Loại này cũng chủ yếu dùng chậu và ghép vào thân gỗ.
- Cũng tránh ghép vào dớn bảng, trồng chậu thì tránh dừa miếng to.
- Khi ghép vào thân gỗ, chúng ta nên cài thêm ít dớn mềm quanh gốc và rễ cũ, không cần thêm nhiều, chỉ đủ để tạo thêm ẩm cho cây.
- Khi trồng chậu, chúng ta có thể dùng than với kích cỡ bằng đầu ngón tay cái là vừa.
- Ngoài ra chúng ta cũng có thể rắc dớn mềm, rêu rừng, xơ dừa miếng nhỏ trên bề mặt để tạo độ ẩm cho cây.
Hỏa Hoàng ghép gỗ khúc
Hỏa Hoàng ghép gỗ lũa rồi đặt cả vào chậu
Xem thêm