Bệnh thối nhũn
Vào mùa mưa, chúng ta thường bắt gặp tình trạng lan bị thối nhũn, nhất là ở rễ và lá. Nhiều người nhầm tưởng nước mưa là nguyên nhân khiến lan bị thối nhũn, nhưng thực tế, bệnh thối nhũn ở lan lại do vi khuẩn Erwinia Carotovora gây ra bằng cách thâm nhập vào các vết cắn của côn trùng hay vết thương cơ giới do mưa gió gây ra. Vi khuẩn xâm nhập vào cây lan thường qua các vết cắn chích của côn trùng,hoặc do các vết thương cơ giới do mưa gió hay do ta vô ý tạo ra trong quá trình chăm sóc lan.
Khi mới bắt đầu nhiễm bệnh, trên lá của lan xuất hiện những chấm nhỏ giống như bị phỏng nước sôi. Trong điều kiện trời mưa hay độ ẩm không khí cao, tình trạng này sẽ nhanh chóng lây lan sang các lá khác. Lúc này, lá không còn màu xanh nữa mà dần dần chuyển sang màu nâu, khi đụng vào cảm giác nhớt nhớt và có mùi hôi khó chịu.
Khi lan mắc bệnh thối nhũn, nếu không kịp thời phát hiện và xử lý thì toàn bộ lá cây sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong các loại lan thì lan Hồ Điệp là loại dễ mắc bệnh thối nhũn nhất. Để phòng tránh bệnh thối nhũn cho lan, tuyệt đối không tưới nước nhiều vào mùa mưa, nhất là thời điểm chiều tối để tránh tình trạng lan bị ướt sũng cả đêm. Bên cạnh đó, nên cân nhắc khi bón phân có hàm lượng đạm cao vì đây chính là nguyên nhân khiến bệnh càng thêm nặng.
- Trước khi mùa đến, nên dọn vệ sinh vườn lan sạch sẽ, cắt tỉa bớt những nhánh già, sâu bệnh.
- Rải vôi xung quanh vườn lan,
- Xịt ngừa các loại thuốc có chức năng diệt khuẩn (như Dithane, Cabezim ...) : nên xịt trước mùa mưa 2-3 lần, mỗi tuần 1 lần, sau đó xịt đều 3-4 tuần/1 lần.
- Cắt bỏ những lá bệnh nặng để tránh lây lan.
- Cách ly những cây bệnh. Tưới ít nước cho cây trong suốt thời kỳ bệnh bộc phát và nên tưới vào lúc sáng sớm để mau khô.
- Xịt các loại thuốc như trên, ( vào buổi sáng), xịt đều 2 mặt lá để thuốc có thể thẩm thấu đều.
Xem thêm