Bệnh thiếu mangan
Mangan được biết đến như một chất oxy hóa của thực vật. Thiếu mangan ảnh hưởng đến các quá trinh sinh lý sinh hóa của cây trồng sau đây: Quá trình dinh dưỡng khoáng, quá trình hô hấp, quá trình quang hợp, quá trình tổng hợp chất hữu cơ, quá trình vận chuyển, sự thoát hơi nước và sự chuyển hóa gluxit, sự sinh trưởng và phát triển (nảy mầm, tạo thân và ra hoa kết quả) sự chống chịu hạn của cây.
Biểu hiện ở những gốc lan thiếu mangan là lá xuất hiện những đốm như cháy nắng, thường thì trong đốm lại có đốm, giữa các gân lá thiếu màu xanh, nghiêm trọng có thể xảy ra hiện tượng cháy lá. Những gốc lan già thường dễ bị héo úa. Thiếu Mangan: Lá mất màu xanh, gân chính và gân phụ màu xanh đậm tạo thành các dạng ô vuông, xuất hiện các đốm vàng và hoại tử, xuất hiện vùng xám vàng gần cuống lá non.
Cũng vì mangan rất ít di động, nên hiện tượng thiếu mangan thường có biểu hiện trước tiên ở các lá non. Ở cây lá rộng, bản lá vàng còn có các gân lá vẫn giữ màu xanh.
Thông thường ở trên đất trung tính, đất đá vôi và đất cát thường đễ xuất hiện bệnh thiếu mangan.
Khi bón lên bề mặt lá cần bổ sung thêm dung dịch manganous hypophosphite Mn3(P04)2 0,3% chỉ bón 2 - 3 lần.
Xem thêm