Bệnh khô lá
Bệnh khô lá là loại bệnh do khuẩn hình gậy tròn gây hại hay phát sinh ở đuôi lá hoặc phía trước của phiến lá hoa địa lan. Ban đầu xuất hiện những đốm nhỏ lớn rất nhanh, lúc đầu là các đốm màu nâu đen dạng giọt nước đọng rồi chuyển sang mầu nâu đen, giữa có màu xám nhạt, các vết bệnh to có đốm đen nhỏ, khi nặng sẽ lan ra cả phiến lá làm cho lá bị chết khô. Mùa xuân có mưa phùn trong điều kiện nhiệt độ, độ ẩm cao, thông thoáng kém, ánh sáng thiếu thì bệnh khô lá càng nặng.
Vi khuẩn gây bệnh đa dạng, các loại thường gặp có Fusarium moniliforme, là một trong những bệnh nấm phổ biến trên thế giới, thường gây hại trên hoa hoặc cụm hoa lan Dendrobium, chồi lan còn non cũng dễ nhiễm bệnh. Phần bị bệnh thường có đốm nâu sậm lõm hoặc đốm đen, bên trên bao phủ lớp phấn trắng (dạng sợi) và tế bào nhỏ màu hồng phấn. Bệnh nặng có thể khiến hoa vào giai đoạn nảy mầm bị vàng hoặc rụng đi. Bệnh cũng có thể lây sang phiến lá, các phần bị tổn thương xuất hiện chấm nhỏ. Ngoài ra có Botrytis cinerea và hrvularia genic - ulata, thường phát sinh nơi ẩm ướt, gây bệnh cho các loại lan nhiệt đới. Hoa bệnh xuất hiện đốm nước màu nâu nhạt rất nhỏ trên phiến lá. Đốm này sẽ to lên và cố thể làm thối lan.
Trong quá trình nuôi trồng không để độ ẩm môi trường quá cao, đặc biệt là vào ban đêm nhiệt độ xuống thấp.
Khi cây phát bệnh cần cắt bỏ hoa bệnh, 4 - 7 ngày lại phun xả 80% Zineb hoặc 80% Mancozeb pha loãng với nước theo tỷ lệ 1:500 lần và tưới cho đất. Cũng có thể dùng 50% Carbendazim pha loãng với nước theo tỷ lệ 1:500 lần phun xả và tưới cho đất.
Xem thêm