Bí quyết sử dụng phân hữu cơ trồng hoa lan
Không thể phủ nhận được hiệu quả của chất dinh dưỡng mà các loại phân có nguồn gốc phân hữu cơ mang lại cho sự phát triển, sinh trưởng của hoa phong lan. Tuy nhiên người dùng sẽ rất khó để định lượng được tỷ lệ, nồng độ thích hợp.
Khi không sử dụng đúng nồng độ, tỷ lệ thích hợp thì sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của lan. Vậy, đâu là cách sử dụng hợp lý nhất nguồn phân bón tự nhiên này?
1. Nước tiểu
Nước tiểu là một trong những loại phân hữu cơ tự nhiên, không tốn kém nhưng hiệu quả mang lại rất cao bởi trong thành phần của nó có chứa rấ nhiều khoáng chất cần thiết cho sự sống của lan, đồng thời còn có một số chất kích thích sự tăng trưởng.
Muốn sử dụng nước tiểu tưới cho hoa phong lan, chúng ta cần hòa loãng với nước lã theo tỷ lệ 1:10 hoặc thậm chí loãng hơn. Mỗi tuần chỉ nên tưới tối đa 2 lần và chỉ tưới lên phần rễ, không làm vương lên ngọn, lá gây xót, thối cây. Chúng ta có thể sử dụng nước tiểu để tưới cho bất cứ loài phong lan nào.
2. Nước tiểu và bánh dầu
Tạo một hỗn hợp bao gồm 100g bánh dầu (loại bã đậu phộng được ép khô) + 800g nước trong ngâm trong khoảng từ 3 – 4 ngày, khi thấy hỗn hợp bắt đầu lên men và có mùi hôi thối thì cho thêm 100g nước tiểu, tiếp tục ủ trong vòng 4 – 5 ngày sau để hỗn hợp hoai dần rồi cho thêm 800g nước trong và khuấy đều, để lắng. Khi thấy hỗn hợp đã hết mùi hôi thối thì đem chắt lấy phần nước trong dùng tưới cho lan, mỗi tháng chỉ nên tới 1 – 2 lần theo tỷ lệ 1:4 (1 phần nước nguyên chất hòa với 4 phần nước trong).
Hỗn hợp phân hữu cơ này phù hợp sử dụng để bón cho các giống lan như: Dendrobium, Phalaenopsis, Paphiopedilum, Oncidium, Renanthera…
3. Phân hữu cơ động vật
Phân hữu cơ của tất cả các loại động vật như trâu, bò, lợn, gà chim, dơi… đều có thể sử dụng để bón cho lan. Thành phần của các loại phân động vật này tuy có chất dinh dưỡng rất thấp nhưng lại cho hiệu quả rất tốt đối với phong lan. Dưới đây là một số loại phân động vật và tỷ lệ % chất dinh dưỡng (Đạm – Lân – Kali) để các bạn tham khảo:
Gà: 1,63 – 1,54 – 0,85
Heo: 0,7 – 1,3 – 1,2
Trâu bò: 0,4 – (0,2 đến 2,3) – (0,9 đến 1,3)
Ngựa: 0,5 – 0,4 – 0,3
Thực tế cho thấy, những loài lan được trồng trong chậu và được bón phân động vật trực tiếp đều cho khả năng tăng trưởng nhanh vào giai đoạn đầu, tuy nhiên về sau, rễ lan dễ bị hư thối bởi phải chịu tác động của sự phân rã của phân, làm cho không khí bị tù hãm, nước ứ đọng trong chậu và sự xuất hiện của các loại vi khuẩn. Chính vì vậy nên chúng ta chỉ nên sử dụng một lượng nhỏ và không dùng liên tục, kết hợp với việc tuân thủ các nguyên tắc sau:
+ Đảm bảo sự thông thoáng cho đáy chậu
+Không dùng trực tiếp mà phải ngâm cho rã rục rồi lấy nước để dùng
+Chỉ nên tưới vào buổi sáng để nắng chiếu cho phân kịp khô vào buổi trưa, giúp hạn chế sự xuất hiện của vi khuẩn và mầm bệnh.
+Thực hành tưới phân và tưới thuốc phòng bệnh cùng lúc, hoặc là tưới thuốc phòng cho lan ngay ngày hôm sau.
+Pha loãng phân trước khi tưới
Phân hữu cơ động vật phù hợp để bón cho các loài lan như: Dendrobium, Vanda, Arachnis, Aranda, Mokara… Trong đó, phân gà là loại giúp lan đạt sản lượng hoa cao và tăng trưởng rất nhanh đối với các giống như Aranda, Dendrobium
Xem thêm