Bí kíp chăm sóc lan hồ điệp sau khi thay chậu
Chăm sóc lan hồ điệp sau khi thay chậu là một trong những thời điểm quan trọng của hoa lan. Nếu bạn đang sở hữu một chậu lan hồ điệp, để 1 năm, vài năm lớp đất mùn trong chậu sẽ hết chất dinh dưỡng. Các loại nấm mốc mọc lên ngày càng nhiều hơn, bám vào rễ, dễ gây nên nhiều căn bệnh không mong muốn.
Thời điểm thay chậu và thời điểm lan hồ điệp nở hoa là những sự kiện cần quan tâm nhất. Bởi hồ điệp lúc này rất yếu, bất cứ sự tác động nhẹ nhàng nào cũng khiến cho nó chịu tổn thương. Bạn cứ tưởng tượng tới những người phụ nữ sinh con thì sẽ hiểu. Khi sức khoẻ yếu ớt như vậy, chỉ cần căn bệnh thông thường hay làm việc một chút cũng khiến cơ thể mệt mỏi và để lại hậu quả cho đến già (thế nên mới có thời kỳ ở cữ). Nếu trong những thời điểm nhạy cảm này, bạn chăm sóc hồ điệp không đúng cách sẽ làm sức sống nó yếu đi và khó phục hồi lại được.
Bí kíp chăm sóc lan hồ điệp sau khi thay chậu
Cách chăm sóc tốt nhất cho hồ điệp khi mới thay chậu đó là mọi thứ đều phải nhẹ nhàng, bất cứ hành động nào cũng phải chú ý để không làm cây bị tổn thương. Chăm sóc hồ điệp bằng sự dịu dàng, quan tâm của bạn để hồ điệp được hồi phục sức sống nhanh nhất.
Lúc này, chú ý lá của hồ điệp, nếu lá bị sương phủ hay bụi bẩn sẽ dễ sinh bệnh cho cây. Lau lá một cách nhẹ nhàng, sáng ra lau sạch lớp sương trên đó, khi tưới nước cũng chú ý làm lá cây khô ngay sau khi tưới để tránh cháy lá hay vi khuẩn xâm nhập.
Bí kíp chăm sóc lan hồ điệp
Có thể sử dụng vài giọt phốt pho hoa vào nước để phun vào bộ rễ cây.
Ánh sáng: Nên đặt vào ánh sáng yếu hơn thường ngày để tránh cây héo. Nước tưới vừa đủ ẩm.
Trong tuần thứ 2, bạn đã có thể bón phân cho cây theo 1-2 tuần 1 lần. Bón phân loãng và không đặt trực tiếp lên rễ.
Khi cây đã 3-4 tuần sau khi thay chậu, lúc này bạn nên cho ra ngoài ánh sáng như bình thường, vẫn tiếp tục tưới nước dưới dạng sương, bón phân hoà với nước để cây thích nghi dần. Sau một tháng cây sẽ trở về trạng thái khoẻ mạnh.
Bí kíp chăm sóc lan hồ điệp
Một số biến đổi ở màu lá ngay sau thời gian hồ điệp thay chậu:
Màu lá chuyển trắng: Do quá nhiều nắng, bạn nên cho chậu vào chỗ mát, chỉ cho ánh nắng buổi sáng chiếu trực tiếp.
Đen: Khi mà lá hồ điệp có màu đen là do vi khuẩn, nấm hoặc quá nhiều phân bón. Nếu đó là lá trước khi rụng thì còn xuất phát từ nguyên nhân ánh sáng quá nhiều.
Nâu: Vệt màu nâu trên lá nghĩa là có vi khuẩn xâm nhập, nên lau lá và phun thuốc trừ bệnh.
Lá màu xanh đậm: Do quá khô, bạn hãy tăng thêm lượng nước tưới.
Bí kíp chăm sóc lan hồ điệp
Điều kiện sống thích hợp nhất với hồ điệp lúc này là đặt trong chậu màu trắng để quang hợp dễ dàng, sống dưới giàn che và không chịu ánh sáng mặt trời trực tiếp, đất xốp và lúc nào cũng hơi ẩm, rễ chỉ lồi ra khỏi mặt đất 1 ít và vẫn mang màu xanh khoẻ mạnh. Khi tưới nước nhớ tưới dưới dạng sương và không phun thẳng vào lá hay chồi mới nhú.
Xem thêm