Xử lý giá thể và cây giống ghép lan thân thòng
Lan thân thòng bao gồm lan Phi điệp, Hạc vĩ, Trầm parishii, Long tu và các dòng thân thòng lai tạo khác đều có chung 1 đặc điểm là có bộ rễ nhỏ, mị. Trong rừng chúng ưa bám vào những thân gỗ có vỏ xốp với nhiều rêu mọc xen kẽ. Bởi thực tế, các loài Lan thân thòng này có bộ rễ ưa ẩm, thoáng khí, nhưng lại không chịu được úng nước, đặc biệt là mưa nhiều ngày. Để thuần dưỡng được loại này, cần chú ý những kỹ thuật cơ bản như sau:
Cách xử lý giá thể lan thân thòng
Trồng trên giá thể là gỗ:
Lũa (gốc cây gỗ rục bị chôn vùi nhiều năm trong đất), thớt gỗ vú sữa, nhãn, sao xanh, xà cừ, gáo, gụ… (trừ các loại gỗ có tinh dầu như: gỗ hương, gỗ cây dầu).
- Giá thể này tốt nhất là được hấp, luộc hoặc được ngâm trong nước nhiều tháng để làm tăng độ bền, tăng khả năng chống chịu với thời gian và hạn chế bị nứt nẻ dưới ánh sáng mặt trời.
- Nếu có điều kiện, nên ngâm từ 3-6 tháng, tối thiểu là 01 tháng trong nước.
- Khoan nhiều lỗ nhỏ trên lũa, thớt gỗ để thoáng khí, giữ ẩm, giữ phân, làm nơi rễ lan chui vào và bám chặt.
Giá thể này có ưu điểm là thoáng, thoát nước tốt, vào mùa mưa dầm cây không bị úng nước. Nhưng có nhược điểm là khó chăm sóc phân, thuốc vì dễ bị rửa trôi, tốn thời gian chăm sóc. Do phải tưới ẩm thường xuyên trong mùa khô, thường xuyên phải trừ nhấm giá thể, nấm ngoại lai kí sinh giá thể và cạnh tranh dinh dưỡng với hoa lan.
Lan thân thòng ghép gỗ
Trồng trên giá thể chậu:
Phổ biến và hiệu quả đó là chậu đất nung hoặc chậu nhựa, chậu gỗ.
- Giá thể phổ biến là than củi vụn được xử lý ngâm nước sạch trong 2 tuần
- hoặc vỏ thông, vỏ vú sữa, dớn cọng và dớn đá đã luộc qua nước sôi, hoặc ngâm nước vôi trong 1 tháng.
- Rễ cây dớn tổ quạ, rêu rừng, rễ bèo tây, hoặc dớn chile được ngâm với thuốc trừ nấm Ridomil gold 68wg trong 2 giờ.
- Giá thể này có ưu điểm là dễ chăm sóc, giữ nước, giữ phân, giảm thời gian tưới, cũng thoáng khí, thoát nước khá tốt, rẻ tiền, dễ tìm.
- Tuy nhiên, có nhược điểm là nếu trồng sai kỹ thuật, lạm dụng phân bón thì rất dễ bị ngộ độc hữu cơ mà chết (tồn dư phân, thuốc trong giá thể). Mùa mưa thoát nước kém, tạo điều kiện thuận loại cho nấm bệnh ký sinh, gây hại, nhất là bệnh: thối nhũn thân tơ, lá non, thối rễ, héo rũ, chết yểu.
Lan thân thòng trồng chậu
Xử lý cây giống trước khi trồng:
– Bước 1:
Cây lan đã được xử lý cắt tỉa sạch rễ, chừa lại khoảng 2cm để dễ dùng súng bắn ghim;
– Bước 2:
Ngâm với thuốc b1 pha loãng trong 2 giờ, để khô 1 ngày.
– Bước 3:
Tiếp tục ngâm với thuốc trừ nấm Ridomilgold 68wg trong 1 giờ và để qua đêm.
Chú ý:
+ Nếu ghép vào mùa nghỉ, tuyệt đối không dùng kích rễ, kích kie vì sẽ làm bật kie trái vụ, kie ấy không phát triển được hoặc mọc lên rồi cũng thắt ngọn).
+ Khi ghép lan trong mùa tăng trưởng, tức là mùa đẻ kie gốc, kie thân và trổ hoa thì ngoài ngâm với các loại thuốc trên thì ngâm thêm thuốc kích thích rễ trong 30 phút, hoặc kích kie để nhanh nảy mầm gốc. Không nên phối trộn các loại thuốc với nhau.
Cách trồng ghép lan thân thòng:
Trên gỗ, lũa:
- Có thể dùng súng bắn ghim sắt để cố định rễ vào lũa, thớt gỗ để tiết kiệm thời gian, nhanh, gọn.
- Tuy nhiên, sau khi cây ra rễ và bám chắc rồi thì phải nhổ ghim ra để loại bỏ các loại sắt oxit (ghim sắt bị rỉ séc) nhằm tránh gây độc cho lan cây.
- Để tăng khả năng giữ ẩm, giữ phân cho lũa, gỗ, có thể đính thêm dớn chi lê, rễ cây dớn tổ quạ, dễ bèo.
Trên chậu:
- 2/3 đáy chậu lót than củi, vỏ thông (than củi đạp nhỏ như ngón tay cái, hoặc dớn cọng vụ.
- Đặt cây lan lên trên bề mặt của giá thể (kể cả cây con gieo hạt).
- Chèn rễ dớn tổ quạ hoặc dớn chi lê, rễ bèo xung quang gốc lan, sao cho không phủ kín các mắt ngủ gốc.
- Nếu phủ kín thì mắt ngủ gốc rất rễ bị thối và chết gốc.
- Cố định cây lan vào các dây treo chậu để cây ổn định gốc và nhanh ra rễ.
Cách chăm sóc
Tưới nước
- Vào mùa hanh khô ngày tưới 2-3 lần (đối với lan trồng trên lũa, gỗ), ngày 1 lần đối lan trồng trong chậu.
- Nếu được tưới bằng hệ thống phun sương là tốt nhất.
- Chú ý vào mùa mưa nhất là thời điểm mua dầm, bão lũ phải chuyển những giò lan trồng trong chậu về nơi có chỗ tránh mưa, bão để tránh bị chết do úng nước.
- Luôn cân bằng, ổn định độ ẩm trong vườn khoảng 65-75% là tốt nhất.
Phân bón:
Rất thích hợp với phân bón hữu cơ như phân bò, phân dê, dơi và bánh dầu, đậu nành ủ với nấm Trichodema, phân sinh học Wehg. Định kỳ bón xen kẽ phân NPK chậm tan chuyên cho hoa lan như: 14.13.13 hoặc 13.11.11+NE hoặc 20.10.10+ TE và 6.30.30+TE. Hiệu quả nhất là bón phân theo mùa:
– Mùa nghỉ: Từ cuối tháng 9, đầu tháng 10 đến cuối tháng 2 năm sau.
– Mùa tăng trưởng: Từ tháng 3-9.
Xem thêm